1. Lễ hội mừng năm mới Oshogatsu
Đầu tiên, không thể bỏ qua được lễ hội chào mừng Năm mới – lễ hội quan trọng nhất trong năm của Nhật Bản. Trước kia, Nhật Bản đón năm mới theo âm lịch giống Việt Nam và Trung Quốc, nhưng từ hàng trăm năm nay, người Nhật đón năm mới theo Dương lịch. Trong đêm giao thừa, người Nhật ăn món mì trường thọ (Toshicoshi soba), vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sum họp, uống Sake, thứ rượu được coi là trường thọ, món ăn Osechi cổ truyền và không thể thiếu món bánh dầy ăn cùng với món súp đặc biệt của ngày tết là Ozoni (súp).
Vào thời khắc giao thừa, người Nhật sẽ nghe từ khắp các ngôi chùa vang lên 108 hồi chuông xua đuổi 108 con quỷ. Trước cửa nhà hoặc công ty sẽ đặt một cây thông nhỏ, nơi sẽ đón vị thần thịnh vượng, may mắn Toshigamisama, trên cây sẽ có những vòng dây thừng bện bằng giấy trắng, tượng trưng cho những lời cầu phúc và ước nguyện. Trong những ngày đầu tiên của năm mới, người Nhật dành thời gian và giữ mình sạch sẽ để đến dâng hoa cúng Phật và mua những vật phẩm may mắn.
2. Lễ hội Gion
Lễ hội Gion là một trong ba lễ hội lớn nhất Nhật Bản, được tổ chức ở đền Yasaka vào tháng 7, với ý nghĩa cầu sức khỏe và xua tan bệnh dịch. Người dân đã tổ chức những buổi lễ tế để giữ cho tinh thần vượt qua sầu muộn, sợ hãi và luôn được thanh thản.
Đám rước sẽ có 32 chiếc kiệu Yama có con rối, cây thông và bài vị làm theo lịch sử Nhật và Hoko là kiệu 2 tầng, trên đó sẽ có những nhạc công biểu diễn những tác phẩm sân khấu truyền thống của Nhật, thậm chí là cả Ba Tư và châu Âu, đi dọc theo những tuyến đưởng ở Kyoto.
Một đất nước chăm chỉ và có hiệu suất làm việc gần như bậc nhất thế giới, thì việc cầu mong luôn được khỏe mạnh là một nhu cầu thật chính đáng. Họ làm việc những cũng không quên cách tận hưởng cuộc sống. Nếu đến Nhật, đừng bỏ qua lễ hội thú vị này nhé.
3. Lễ hội Hoa anh Đào - Hanami
Đến đất nước hoa anh đào mà bỏ qua lễ hội Hanami quả là một thiếu sót lớn. Lễ hội diễn ra vào mùa hoa anh đào nở rộ trên khắp các nẻo đường Nhật Bản, vào khoảng tháng 3. Trong tiếng Nhật, “hana” có nghĩa là hoa, còn “mi” có nghĩa là ngắm, vì vậy trong lễ hội này người Nhật sẽ dành thời gian để thưởng thức những đóa hoa anh đào tuyệt đẹp đặc trưng của xứ sở. Mọi người sẽ có dịp quây quần, trò chuyện với nhau, thưởng thức những món ăn truyền thống như cơm hộp bento, sushi và uống rượu Hanamizake dưới khung cảnh vô cùng lãng mạn và ấm cúng.
4. Lễ hội Biển - Umi no Hi
Là một quốc gian luôn tôn trọng những giá trị truyền thống thì Lễ hội Biển là một cách người Nhật tự nhắc nhở mình về sự quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của họ. Ngày của Biển - (Umi no Hi), đã được chọn làm ngày quốc lễ của Nhật kể từ năm 1996.
Trong ngày này tất cả các công sở đều nghỉ làm việc, ở các công viên nước quốc gia sẽ tổ chức nhiều sự kiện đặc biệt, tất cả các hoạt động kinh tế và văn hóa liên quan đến biển đều được tập trung chú ý và nhiều cuộc trình diễn thể thao dưới nước sẽ được diễn ra.Mục đích của ngày lễ này là nhằm nâng cao nhận thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển đối với sự tồn tại và phát triển của đảo quốc này.
Về mặt lịch sử, ngày 20 tháng bảy là ngày kỷ niệm sự kiện Nhật Hoàng Minh Trị trở về cảng Yokohama sau chuyến hải hành lên phía bắc đến Hokkaido vào năm 1876. Việc tổ chức kỷ nệm sự kiện này đã được bắt đầu từ năm 1941 với tên gọi là “Ngày Tưởng niệm Biển” (Umi-no-kinenbi).
5. Lễ hội trẻ em - Shichi-go-san
Trẻ em tại Nhật không chỉ ngày 1/6 mà còn có một ngày “quốc lễ” dành riêng cho mình. Thật sự thú vị đúng không nào. Xuất xứ của ngày hội này là lễ hội của các bé trai, nhưng ngày nay người ta gọi là ngày trẻ em.
Lễ hội này được tổ chức vào ngày mùng 5/5 và từ các năm 1948 trở thành ngày nghỉ của cả nước. Vào ngày này, các gia đình có con trai thường treo trước nhà những dải cờ hình cá chép nhiều màu sắc sặc sỡ, gọi là Konobori. Theo người Nhật, cá chép tượng trưng cho sức mạnh. Trong ngày hội này người ta ăn một thứ bánh đặc biệt làm từ gạo.
Nhận xét
Đăng nhận xét